Với những người đam mê cá độ bóng đá và tham gia vào bộ môn này chắc chắn sẽ muốn tìm hiểu kỹ xem tại Việt Nam, cá độ bóng đá có hợp pháp không? Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu xem tại Việt Nam, liệu cá độ bóng đá có hợp pháp không?
1. Cá độ bóng đá có hợp pháp không?
Thực ra, nhà nước đã cho phép cá cược bóng đá từ ngày 31/3/2018 và các doanh nghiệp cũng được quyền kinh doanh ngành nghề này. Tuy nhiên, chơi hay kinh doanh cá độ bóng đá cần đáp ứng nhiều điều kiện nhất định.
2. Điều kiện cơ bản để cá độ bóng đá hợp pháp
Khi người chơi tham gia cá cược tại những địa điểm kinh doanh được kinh doanh cá cược hợp pháp thì hành động cá cược của bạn hợp pháp. Ngược lại, nếu tham gia cá cược tại những địa điểm bất hợp pháp, hành vi đó được coi là hành vi vi phạm.
Các loại hình được kinh doanh được quy định tại Điều 5 Nghị định 06/2017/NĐ-CP, bao gồm:
Điều 5. Loại hình đặt cược
Các loại hình đặt cược được phép kinh doanh bao gồm:
- Đặt cược đua ngựa.
- Đặt cược đua chó.
- Đặt cược bóng đá quốc tế.
Có thể thấy rằng, nếu được phép kinh doanh cá cược thì sẽ không được đặt cược giải bóng đá của Việt Nam như V-league và không thuộc phạm vi kinh doanh ngành này theo quy định nói trên.
3. Mức phạt dành cho cá độ bóng đá bất hợp pháp
Tùy vào mức độ vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự.
Cá độ bóng đá được coi là đánh bạc. Bộ luật Hình sự 2015 đã có quy định chi tiết về tội đánh bạc cụ thể tại Điều 321:
- Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Theo đó, đối với tội danh “Đánh bạc” thì có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.
Xử lý hành chính hành vi cá độ bóng đá – Đánh bài
Căn cứ vào Điều 26. Hành vi đánh bạc trái phép:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:
- a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;
- b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
- c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;
- d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.
Xử lý hình sự hành vi cá độ bóng đá – Đánh bài
Căn cứ để áp dụng các biện pháp xử lý hình sự với tội danh trên phụ thuộc vào giá trị tài sản mà người đó mang đi cá độ bóng đá (trong luật được gọi chung là đánh bạc). Giá trị tài sản này được xác định là toàn bộ số tiền có trên “chiếu bạc”, “màn bạc” mà những “con bạc” sử dụng để thực hiện hành vi đánh bạc này.
Theo Điều 321 thì người nào đánh bạc trái phép mà có giá trị tài sản từ 5.000.000đ (năm triệu đồng) trở lên thì sẽ bị coi làm căn cứ để xử lý hình sự, còn dưới 5.000.000đ thì xử lý hành chính như trên.
4. Quy định cá độ bóng đá tại Việt Nam
Tất cả người chơi muốn tham gia cá độ bóng đá phải đáp ứng các quy định của Nghị định 06/2017 NĐ-CP. Đó là:
- Đối với người tham gia chơi: Là công dân sinh sống tại Việt Nam từ 21 tuổi trở lên. Có năng lực hành vi dân sự. Mức tiền cược giới hạn người chơi được phép triển khai là từ 10.000 – 1.000.000 đồng.
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh cá cược thể thao bóng đá: Các doanh nghiệp muốn kinh doanh trong lĩnh vực cá độ phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược theo quy định. Việc tổ chức kinh doanh phải đảm bảo minh bạch, trung thực, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia. Đồng tiền sử dụng để mua vé đặt cược, trả thưởng trong kinh doanh cá cược là Việt Nam đồng.
Trên đây là những thông tin hữu ích về việc cá độ bóng đá có hợp pháp tại Việt Nam không? Hi vọng bạn đã có câu trả lời thỏa đáng cũng như có những hiểu biết về loại hình này tại Việt Nam.